Sau đây là 4 bước cơ bản trong quy trình hàn răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo 100% không bị bong tróc mà bạn có thể tham khảo
Sâu răng chính là quá trình tiêu huỷ tổ chức cứng của răng do vi khuẩn trong môi trường miệng phân huỷ các thành phần thức ăn, đặc biệt là chất đường, bám trên bề mặt răng, tạo nên môi trường acid làm phá huỷ tổ chức cứng của răng. Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể phát triển vào buồng tuỷ gây viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống răng, thậm chí phải nhổ bỏ.
Cách hàn răng sâu của Nha khoa Sài Gòn được thực hiện theo một quy trình chuẩn của Liên đoàn nha khoa quốc tế giúp răng không bị sâu trở lại cũng như đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao nhất.
|
Răng sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến xương hàm |
Hàn răng sâu chính là phương pháp dùng vật liệu đặc biệt trong nha khoa để trám bít chỗ sâu, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như các tác nhân đến chỗ răng sâu, tránh tình trạng lây nhiễm sang răng bên cạnh. Đối với răng sữa thì có thể nhổ còn đối với răng vĩnh viễn nếu không
trám răng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chân răng và dần dần có thể dẫn tới mất răng.
Khi bị sâu răng cần phát hiện kịp thời để được xử lý nhanh, nếu sâu răng vĩnh viễn cần được hàn trám hoặc bọc sứ ngay, không để tình trạng răn sâu vào tủy dẫn đến tình trạng phải nhổ răng.
Quy trình hàn răng sâu chuẩn quốc tế tại Nha Khoa Sài Gòn.
Kỹ thuật hàn răng sâu của Nha khoa Sài Gòn giúp phục hình răng đều đẹp nhanh gọn mà không cần thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh phức tạp khác, giúp hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như bọc răng sứ, không làm thay đổi cấu trúc răng hay tác động đến xương hàm. Răng sâu sau khi hàn đảm bảo không bị bong tróc khi chịu tác động từ bên ngoài, tạo cảm giác thoải mái nhất khi ăn nhai. Sau đây là các bước hàn răng sâu theo kỹ thuật trực tiếp.
Bước 1. Thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị
Đầu tiên, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và cho chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào hay chỉ mới chớm sâu để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp.
Với trường hợp sâu răng hàm thì bác sỹ thường chỉ định vật liệu trám là amalgam do có tính chịu lực tốt, còn đối với răng cửa bị sâu thì vật liệu composite sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất do có màu sắc tự nhiên như răng thật, không bị lộ khi giao tiếp.
Bước 2. Gây tê, giảm ê buốt cho răng
Công nghệ Laser Cool Light được áp dụng với hệ thống đèn chiếu sẽ tích cực làm mát cho các mô răng bị thương tổn và các tổ chức quanh răng, giúp giảm ê buốt, đau nhức tối đa, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân trong khi điều trị.
Thông thường, hàn trám răng không gây ê buốt quá nhiều, đặc biệt là khi được thực hiện bởi các bác sỹ Sài Gòn giàu kinh nghiệm, bạn có thể chỉ cảm thấy hơi ê một chút và cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi sau khi hoàn thành quy trình hàn trám răng.
Bước 3. Nạo vết răng sâu
Bằng thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo vét phần bị sâu trên răng để ngăn chặn mầm mống phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh sau khi điều trị. Đây là một bước quan trọng không thể bỏ qua bởi nếu như vết sâu không được làm sạch có thể tiếp tục phát triển, lan xuống tủy, gây viêm tủy. Khi đó, quy trình điều trị sẽ phức tạp hơn, thậm chí nếu tủy bị viêm nặng có thể dẫn tới phải nhổ bỏ răng.
Bước 4. Hàn lỗ răng sâu
Trường hợp răng mới chớm sâu, bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Còn đối với răng bị sâu nặng, đã hình thành lỗ sâu gây đau nhức thì thông thường sau khi nạo sạch vết sâu, các nha sỹ sẽ làm sạch tiếp phần răng sâu nữa bằng một loại dung dịch đặc biệt, dung dịch acid này cũng có tác dụng duy trì một bề mặt đủ ẩm ở toàn bộ bề mặt đáy vùng nhận chất hàn. Tiếp đó, sử dụng dụng cụ nha khoa trám vật liệu nha khoa vào chỗ răng sâu và chiếu đèn laser để đông cứng vết trám, duy trì độ bền chắc.
Sau khi thực hiện trám bít, nha sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất. Việc kiểm tra khớp cắn sẽ được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không có cảm giác cộm vướng khó chịu.
Với kỹ thuật
cách hàn răng Inlay/Onlay thì bước
hàn răng sâu sẽ phức tạp hơn khi bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng. Sau khi tạo hình xoang trám, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ điêu khắc và làm ra miếng trám một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính. Phương pháp này thường mất tối thiểu là 2 buổi hẹn hoặc hơn.
Sau khi hoàn tất các bước trám răng, bác sĩ sẽ chụp phim để kiểm tra lại răng và mài chỉnh những điểm vướng cộm, đánh bóng răng sau khi trám. Bệnh nhân cũng hoàn toàn có thể xem phần răng đã được trám để thấy rõ sự khác biệt. Nếu sử dụng chất liệu composite để hàn răng thì màu sắc gần giống như răng thật thì có thể đánh bóng ngay sau khi trám còn chất liệu amalgam sẽ cần thời gian đông cứng và thường sau 24h mới tiến hành đánh bóng cho chỗ hàn sáng hơn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét