Sâu răng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em. Sâu răng
ở trẻ em thường dễ kéo theo tình trạng viêm nha chu, sưng lợi khiến trẻ
đau, có thể có sốt nhẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe và thể chất của trẻ. Hàn răng sâu cho bé là phương pháp hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng răng sâu, đem lại một hàm răng khỏe mạnh.
Trẻ
nhỏ thường hay mắc các vấn đề về răng miệng. Ở trẻ em, lứa tuổi 6 – 12
đã mọc răng 6 và răng 7. Đây là những răng vĩnh viễn mọc sớm, mặt nhai
có nhiều hố rãnh, lại nằm ở vị trí phía sau trên cung hàm nên việc làm
sạch khó khăn. Đồng thời ở giai đoạn này răng mới mọc, sự ngấm vôi của
men răng chưa hoàn tất. Do vậy, sức đề kháng với sâu răng kém nên răng
dễ bị sâu, đặc biệt ở hố rãnh.
Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt
cùng với men và ngà răng sữa có sức đề kháng với sâu răng kém hơn răng
vĩnh viễn, nên việc sâu răng rất dễ xảy ra. Nếu răng sữa mất sớm, trẻ sẽ
kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng bị xô lệch
ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thể chất. Ngoài ra, khi sâu răng cũng sẽ ảnh
hưởng đến cơ quan tiêu hoá như dạ dày của trẻ, nguy hiểm hơn, những
chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn, là nguyên nhân gián tiếp gây
nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.
|
Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng nên cần phải hàn răng sâu cho bé |
Phương pháp hàn răng sâu cho bé
Một phương pháp phổ biến để
hàn răng sâu cho bé là
dùng chất trám bít (nhựa composite hay glassionormer) hàn lên các hố
rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành
và phát triển sớm. Nhựa composite là một vật liệu có màu được phủ lên
răng, lấp đầy và bịt kín những khe, trũng có trên các mặt răng, để bảo
vệ các mặt răng không bị đọng thức ăn và vi khuẩn có thể gây sâu răng,
giúp giảm đáng kể sâu răng ở trẻ. Một số răng vĩnh viễn mọc khá sớm,
răng số 6, mọc lúc 6 tuổi, cũng rất dễ bị sâu do vệ sinh răng miệng ở
lứa tuổi này còn nhiều hạn chế. Nên việc trám bít hỗ rãnh các răng này
là thực sự cần thiết.
|
Hàn răng thẩm mỹ đối với trẻ nhỏ bằng composite |
Quá trình trám bít cũng khá đơn giản và được
tiến hành nhanh chóng, không làm mất tổ chức cứng của răng, không gây
đau trong suốt quá trình thực hiện và về sau. Đầu tiên, các nha sĩ làm
sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng, tiếp theo xử lý bề mặt
răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít
và cuối cùng là đặt chất trám lên bề mặt hố rãnh, chất trám bít sẽ tự
cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen để cứng nếu là
loại quang trùng hợp.
Bên cạnh biện pháp trám răng thì cách phòng
bệnh răng miệng tốt nhất cho trẻ chính là chải răng cho trẻ mỗi ngày 2
lần vào buổi sáng và buổi tối. Kem đánh răng chứa chất flour sẽ giảm
được 50% lượng vi khuẩn bám trên răng, miệng. Đối với trẻ dưới 1 tuổi,
khi chiếc răng đầu tiên nhú lên phải được chải bằng khăn gạc mềm. Đến
khi trẻ được 2 tuổi phải được chải bằng kem chải răng có fluor theo thứ
tự răng trước – răng trong, hàm trên – hàm dưới và mặt ngoài, mặt trong,
mặt nhai để bảo đảm không còn thức ăn thừa bám trong các kẽ răng.
Nếu bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào về các vấn đề răng miệng, bạn hãy liên hệ với
Nha khoa Sài Gòn để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét