Sâu răng có thể gây đau, nhiễm trùng, thậm chí mất răng. Vì vậy đừng băn khoăn khi quyết định bảo vệ khi chúng chưa có dấu hiệu gì.
Cứ trám là hết sâu răng?
Tâm
lý chung của nhiều người là khi răng miệng trục trặc hết chịu nổi mới
tìm tới nha sĩ chứ ít khi có khái niệm kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó,
nhiều khi gõ của
nha sĩ
thì răng đã bị lâm vào tình trạng bị sâu nặng, thậm chí lỗ sâu đã ăn
vào khá lớn gây tổn thương đến tủy, buộc phải nhổ đi. Hoặc một số trường
hợp đi đến nha sĩ với mục đích chỉ để tẩy trắng, cạo vôi răng, rồi mới
vô tình được thông báo là “hàm ngọc” có hơi nhiều lỗ sâu, lúc này mới
tiến hành trám răng.
Thực tế, khi răng đã bị sâu, trám không phải
là cách để chấm dứt sâu răng mà chỉ là khôi phục lại hình dáng và chức
năng của răng bằng chất liệu trám đặc biệt. Chất trám này không thể thay
thế được men và ngà răng nên rất dễ bể và sứt nếu bệnh nhân vẫn có thói
quen nhai thức ăn quá cứng.
Ngoài ra, răng sẽ bị tái phát sâu trở
lại nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút thuốc lá, uống
cà-phê nhiều. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày
càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần… Nếu sâu nặng gây đau nhức thì
phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu răng bị bể to
không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém
hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.
|
Trám răng có hết sâu răng |
Vì vậy, chỉ có biện
pháp phòng ngừa cộng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được
nguy cơ mắc sâu răng, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải
luôn được theo dõi. Trong đó, trám phòng ngừa các răng hàm cũng là một
cách tránh những tác nhân gây sâu răng.
Nhanh, đơn giản, giá rẻ
Trám
răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống
men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi
khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó
có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt.
Trám răng phòng ngừa áp
dụng trên các răng chưa bị sâu, nhằm làm phẳng bớt bề mặt nhiều trũng,
rãnh vốn là nơi dễ bị bám đọng thức ăn của răng.
Quá trình trám răng cũng được các nha sĩ thực hiện rất nhanh chóng với thủ thuật đơn giản giá thành cũng không quá mắc.
Trẻ
em là đối tượng dễ bị sâu răng vì chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng
cho mình nên các bậc phụ huynh cần “đầu tư” đẻ bảo vệ đôi hàm ngọc cho
con, đặc biệt là trên các hàm vĩnh viễn. Độ tuổi thường được nha sĩ
khuyến khích trám răng phòng ngừa là 6-12 tuổi. Tất nhiên, thanh thiếu
niên, người lớn cũng có thể trám răng phòng ngừa, nhưng có lẽ điều này
ít cần thiết hơn vì mọi người cũng đã quan tâm và biết cách chăm sóc sức
khỏe răng miệng rồi.
Nên thực hiện sớm:
Có
một số vùng trong khoang miệng như tại các kẽ răng, khu vực răng khôn
bàn chải đánh răng khó với tới được nên thức ăn thường bám dính. Chúng
“cư ngụ” ở các hố rãnh và bề mặt răng trong thời gian dài sẽ gây phá hủy
men răng, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần lên.
|
Trám răng nên thực hiện sớm |
Thế nên, theo lời khuyên của nha sĩ thì các đối tượng nên trám răng phòng ngừa bao gồm:
– Trẻ em nên được trám phòng ngừa ngay khi răng mới mọc, cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
–
Thiếu niên và người trưởng thành có cơ địa dễ bị sâu răng như răng hàm
có rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy thức ăn với bàn chải. Người có men răng
yếu, mỏng, người mắc bệnh khô nước bọt…
Sau khi
trám răng
lần đầu tiên, nên đến nha sĩ kiểm tra răng sau đó đều đặn mỗi 6 tháng
để kiểm tra “tuổi thọ” của thuốc trám. Trong quá trình trám nếu răng bị
dính nước bọt, đặt biệt là các trẻ không chịu hợp tác để bác sĩ trám
răng hoặc không giữ gìn răng đúng cách sau đó cũng hạn chế tác dụng của
chất trám, răng vẫn có thể bị sâu.
Bảo vệ “hàm ngọc”:
Để
có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây
phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi
rau củ…
Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa
đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống
nhiều cà-phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét