Hàn răng: nguyên nhân, các loại vật liệu hàn răng...
Sâu răng có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu là: vi khuẩn, thức ăn, bản chất răng từng người và thời gian. Trong đó nhiều nhất là thói quen giữ vệ sinh răng miệng chưa tốt, chải răng không đúng cách, nhất là ở răng sữa trẻ em rất dễ bị sâu nếu như phụ huynh không thường xuyên để ý đến vệ sinh răng miệng, ăn uống của con em mình.
Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ những trẻ răng sữa đến người già. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như gây lưu, đọng thức ăn làm hơi thở hôi, viêm nhiễm vùng quanh răng, kẽ răng, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Khi nào nên áp dụng hàn răng?
Hàn răng hay còn gọi là trám răng hiện đang là phương pháp khắc phục hình dáng và chức năng của răng hiệu quả nhất.
Hàn răng được áp dụng cho những trường hợp sau:
Chấn thương: Trong trường hợp răng bị chấn thương, gẫy hoặc vỡ. Người ta dùng vật liệu hàn để tái tạo lại hình dáng ban đầu của răng, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
Sâu răng: Hàn răng là cách dùng vật liệu đặc biệt để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
Mòn răng: Hiện tượng mòn răng là do hàng ngày bạn đánh răng quá mạnh, ăn uống không đảm bảo, lớp men ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, bệnh nhân nên đi hàn để bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
Nhiều người hàn răng do nhu cầu thẩm mỹ
Nhu cầu thẩm mỹ: Khi hàm răng của bạn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng màu của nó lại ngả vàng. Bạn hãy sử dụng chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Bí quyết cho người hàn răng
Hàn răng vốn là biện pháp dùng để khôi phục lại hình thể và chức năng của răng khi răng bị sâu, sứt mẻ, bào mòn… Để chiếc răng hàn đạt hiệu quả tốt, chọn vật liệu hàn hay bảo vệ mối hàn là điều đáng lưu tâm.
Phòng khám Nha Khoa Răng Sài Gòn cho biết: “Hiện nay, vật liệu hàn răng phổ biến bao gồm a-man-gam, xi măng silicat, chất dẻo tổng hợp compsite. Tuy nhiên, mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng nên người bệnh cần có những cân nhắc kỹ trước khi quyết định dùng vật liệu hàn nào”.
Amangam là loại vật liệu hàn được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm, là một hỗn hợp của các phần tử kim loại như thủy ngân, bạc, kẽm, đồng… Đây là vật liệu hàn được sử dụng lâu năm nhất. Ưu điểm của nó là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm. Nhược điểm của loại vật liệu này là tính thẩm mỹ không cao do nó có màu xám bạc. Do đó, amangam chỉ được dùng để hàn các răng phía trong của hàm răng.
Hàn răng bằng A-man-gam
Xi măng silicat (còn gọi là xi măng nha khoa) có tính thẩm mỹ cao hơn vì màu sắc của nó gần giống màu của răng. Cũng giống như a-man-gam, xi măng silicat dễ sử dụng, giá rẻ, bám vào răng rất chắc nên ít bị rơi ra sau khi hàn. Bên cạnh đó, vật liệu này còn có chứa flo chống sâu răng. Tuy nhiên, xi măng silicat có khả năng chịu lực yếu, chống mòn kém, giòn. Vì thế, loại vật liệu này chỉ dùng để hàn ở nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn như cổ răng.
Hàn răng bằng Xi măng nha khoa
Chất dẻo tổng hợp (composite) là loại vật liệu mới nhưng được sử dụng rộng rãi bởi nó có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn hai loại trên. Ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này là tính thẩm mỹ rất cao, có rất nhiều màu khác nhau để lựa chọn cho phù hợp với màu răng. Composite có độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn khá tốt, có thể hàn ở những vị trí đòi hỏi độ thẩm mỹ cao như răng cửa hay nơi đòi hỏi chịu lực tốt như răng hàm. Song, vật liệu này có giá thành đắt, để đạt chất lượng tốt đòi hỏi nha sỹ phải có tay nghề cao, thao tác thật chuẩn xác nếu không mối hàn sẽ không đạt như yêu cầu. Khả năng chịu mòn, chịu áp lực của loại này vẫn kém hơn so với a-man-gam.
Hàn răng bằng Composite
Thay vật liệu hàn Amangam bằng Composite thẩm mỹ
Bảo vệ mối hàn
Đối với những người từng phải hàn răng thì việc làm thế nào để bảo vệ mối hàn được lâu là điều vô cùng cần thiết. Bác sĩ Chức khuyến cáo: “Nếu nha sĩ hàn không đúng quy trình, dùng vật liệu kém chất lượng thì sau một thời gian ngắn lỗ hàn sẽ ngấm nước bọt, bị bong ra, vì thế người bệnh cần đến những địa chỉ uy tín, có đội ngũ lành nghề và có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn cho răng”.
Theo ông, để bảo vệ mối hàn được lâu, người bệnh cần hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vì dùng tăm để xỉa răng, nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy cặn thức ăn ra khỏi răng bởi dùng tăm có nguy cơ làm mòn kẽ răng, thưa hở kẽ răng… dẫn đến những bệnh khác về răng. Đặc biệt đối với trẻ em, việc ưa đồ ngọt khiến không ít trẻ bị sâu răng sớm, vì thế hàn răng cho trẻ cũng là việc nên làm để tránh mối sâu phát triển rộng ra cả hàm, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của bé.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA RĂNG
(tham khảo tại Răng Hà Nội)
Dịch vụ
|
Đơn vị
|
Giá tiền (VNĐ)
|
Khám kê đơn, chụp X-quang răng
|
Miễn phí
|
Chụp phim Panorama |
1 phim
|
80.000
|
Chụp phim Cephalometric |
1 phim
|
80.000
|
ĐIỀU TRỊ |
Răng sữa
|
1. Hàn răng bằng Fuji
|
1 răng
|
50.000
|
2. Hàn răng bằng Composite
|
1 răng
|
50.000
|
3. Điều trị tuỷ răng sữa |
1 răng
|
200.000
|
Răng vĩnh viễn |
1. Hàn theo dõi |
Miễn phí
|
2. Lấy cao răng & đánh bóng |
2 hàm
|
50.000
|
3. Thổi cát |
2 hàm
|
80.000
|
4. Hàn răng bằng Amalgam |
1 răng
|
50.000
|
5. Hàn răng bằng Fuji |
1 răng
|
80.000
|
6. Hàn răng bằng Composite |
1 răng
|
80.000
|
7. Hàn cổ răng |
1 răng
|
100.000
|
8. Hàn khe thưa |
1 răng
|
150.000
|
9. Hàn thẩm mỹ bằng Composite |
1 răng
|
200.000
|
10. Tái tạo răng thẩm mỹ bằng Composite |
1 răng
|
200.000
|
11. Điều trị tuỷ nhóm răng 1 chân |
1 răng
|
300.000
|
12. Điều trị tuỷ nhóm răng 2 chân |
1 răng
|
500.000
|
13. Điều trị tuỷ nhóm răng 3 và 4 chân | 1 răng | 700.000 |
14. Điều trị tuỷ răng cửa công nghệ cao X-Smart |
1 răng
|
600.000
|
15. Điều trị tuỷ răng hàm số 4, số 5 công nghệ cao X-Smart |
1 răng
|
800.000
|